BÀI 21 - XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI  Ở MIỀN BẮC, ĐẦU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965)

BÀI 21 - XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI  Ở MIỀN BẮC, ĐẦU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965)

Câu 1. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.

B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

C. miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.

D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau.

D

Câu 2. Mục đích của Đảng khi thực hiện cải cách ruộng đất là

A. củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

B. thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

C. xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của cả nước.

D. xây dựng đời sống mới cho nhân dân.

A

Câu 3. Những thắng lợi quân sự nào làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão.

B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

D. Vạn Tường, núi Thành, An Lão.

B

Câu 4. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. khôi phục kinh tế ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

B. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.

C. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-Ngụy ở  miền Nam.

D. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

A

Câu 5. Tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam

A. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.

C

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là

A. đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã miền Nam.

B. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

C. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.

D

Câu 7. ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là

A. khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh.

B. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

C. vừ kháng chiến vừa kiến quốc.

D. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài gòn.

B

Câu 8. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. quân đội Sài Gòn.

B. quân Mĩ và quân đồng minh.

C. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.

D. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.

A

Câu 9. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam là

A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. chia cắt miền Nam Việt Nam, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

C. dùng người Việt đánh người Việt.

D. để chống lại phong trào cách mạng miền Nam.

C

Câu 10. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. “Đồng khởi”.

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Vạn Tường.

D. Chiến thắng Bình Giã.

A